Thập niên 1970 Chiến_tranh_Lạnh

Hòa giải Trung-Mỹ

Như một kết quả của sự chia rẽ Trung-Xô, căng thẳng dọc theo biên giới Trung Quốc-Liên Xô đạt đến đỉnh cao vào năm 1969, và Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon quyết định lợi dụng mâu thuẫn giữa hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất để thay đổi cán cân quyền lực theo hướng có lợi cho Phương Tây[94]. Trung Quốc cũng muốn cải thiện mối quan hệ với người Mỹ với ý định hợp tác tiêu diệt Liên Xô. Chuyến thăm Trung Hoa của Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972 đã đánh dấu sự thay đổi cục diện thế giới, biến "cái bắt tay lịch sử giữa lãnh đạo hai nước bên kia Thái Bình Dương" thành hiện thực và đánh dấu sự khởi đầu cho một kỉ nguyên mới.[95].

Giảm căng thẳng

Brezhnev và Nixon nói chuyện khi đứng trên ban công Nhà Trắng trong chuyến thăm năm 1973 của Brezhnev tới Washington—một đỉnh điểm trong giai đoạn giảm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết.

Trong quá trình thập niên 1960 và 1970, các bên tham gia Chiến tranh Lạnh đấu tranh cho một hình mẫu mới và phức tạp hơn của các mối quan hệ quốc tế trong đó thế giới không còn bị phân chia thành các khối đối đầu rõ rệt nữa. Liên xô đã hoàn thành một sự cân bằng hạt nhân với Mỹ. Từ đầu giai đoạn hậu chiến, Tây ÂuNhật Bản nhanh chóng hồi phục từ những tàn phá của Thế chiến II và duy trì được sự tăng trưởng kinh tế mạnh trong suốt thập niên 1950 và 60, với GDP trên đầu người đạt tới mức của Hoa Kỳ, trong khi kinh tế Khối Đông Âu rơi vào trì trệ vào thập niên 1970[96] Trung Quốc, Nhật Bản, và Tây Âu; sự phát triển của dân tộc ở Thế giới thứ ba, và sự không thống nhất ngày càng lớn bên trong liên minh các nước Xã hội chủ nghĩa đều là điềm báo về một cơ cấu thế giới đa cực mới. Hơn nữa, Khủng hoảng năng lượng năm 1973 đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong sự thịnh vượng kinh tế của các cường quốc. Sự gia tăng nhanh chóng của giá dầu đã tàn phá nền kinh tế của cả MỹLiên Xô.

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Richard M. Nixon cùng Cố vấn An ninh Quốc gia của ông là Henry Kissinger đã tạo nên một chính sách đối ngoại mà sau này được biết đến với tên gọi “hòa hoãn” hay "Giảm căng thẳng" (detenté) với Liên Xô – đúng như nghĩa đen của từ này là xoa dịu những căng thẳng Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ.

Giảm căng thẳng vừa có lợi ích chiến lược vừa có lợi ích kinh tế với cả hai phía trong cuộc Chiến tranh Lạnh, được nâng đỡ bởi lợi ích chung trong việc tìm cách kiểm soát sự mở rộng và phổ biến các loại vũ khí hạt nhân. Tổng thống Richard Nixon và lãnh đạo Liên xô Leonid Brezhnev đã ký hiệp ước SALT I để hạn chế sự phát triển các loại vũ khí chiến lược. Sự kiểm soát vũ khí cho phép cả hai siêu cường giảm bớt sự gia tăng khủng khiếp của ngân sách quốc phòng. Cùng lúc đó, các nước châu Âu vốn bị chia rẽ giờ đã bắt đầu theo đuổi các mối quan hệ gần gũi hơn. Chính sách Ostpolitik (hướng về phía Đông) của Thủ tướng Tây Đức Willy Brandt đã dẫn tới việc công nhận nhà nước Đông Đức.

Sự hợp tác theo các Thoả thuận Helsinki đã dẫn tới nhiều thoả thuận khác về kinh tế, chính trị và nhân quyền. Một loạt các thoả thuận kiểm soát vũ khí như SALT I và Hiệp ước Chống Tên lửa Đạn đạo được hình thành để giới hạn sự phát triển của các loại vũ khí chiến lược và giảm tốc cuộc chạy đua vũ trang. Cũng có những sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa gia nhập Liên hiệp quốc, và các quan hệ thương mại và văn hoá được thúc đẩy, đáng chú ý nhất là chuyến thăm có tầm quan trọng lớn của Nixon tới Trung Quốc năm 1972.

Trong lúc đó, Liên Xô cũng ký kết các hiệp ước hữu nghị và hợp tác với nhiều quốc gia không thuộc khối xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong số các nước Không liên kết và các nước thuộc Thế giới thứ ba.

Mỹ Latinh

Bài chi tiết: Chiến tranh bẩn thỉu, và Chiến tranh Falkland

Khi Salvador Allende, một người có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, trở thành tổng thống Chile vào năm 1970, tổng thống Mỹ Nixon đã ra lệnh cho CIA lên kế hoạch lật đổ Allende. Để đáp trả lại việc Allende quốc hữu hóa các mỏ đồng và các nhà máy của Mỹ, chính phủ Mỹ đã cắt giảm buôn bán với Chile tạo ra tình trạng khan hiếm và hỗn loạn kinh tế tại quốc gia này (Mỹ là đối tác thương mại hàng đầu của Chile khi đó). CIA và bộ ngoại giao Mỹ đã thực hiện chiến dịch tuyên truyền chống lại Allende ở Chile trong suốt một thập kỷ, tài trợ cho các chính khách bảo thủ, các đảng phái, các công đoàn, các nhóm sinh viên và tất cả các dạng truyền thông, trong khi mở rộng mối quan hệ với quân đội. Nền kinh tế của Chile dưới thời Allende ngày càng lún sâu vào khủng hoảng. Cuối cùng ông ta bị lật đổ bởi cuộc đảo chính quân sự do Augusto Pinochet cầm đầu. Sau khi Pinochet lên nắm quyền, Mỹ đã ủng hộ chiến dịch truy quét những người cộng sản của Pinochet (Chiến dịch Kền kền khoang), chiến dịch mà ông ta xem là cần thiết để để cứu đất nước thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản. Chiến dịch này đã gây nên cái chết của 3000 người. Tuy vậy Chile đã có sự phát triển nhanh về kinh tế trong những năm Pinochet cầm quyền, đến nỗi nhiều người đã ca tụng đó là "Phép màu Chile" [97][98].

Châu Á

Thất bại của Mỹ ở Việt Nam đã được nhiều người xem là một thất bại nhục nhã của siêu cường mạnh nhất thế giới trước một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Hàng loạt báo trên thế giới đều công bố sự kiện này. Sau đó Mỹ chấp nhận kí Hiệp định Paris tại Paris, Pháp cùng với Việt Nam để chính thức rút khỏi Việt Nam.[99]

Mỹ ủng hộ Israel trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur với liên minh các nước Ả Rập vốn nhận được sự hậu thuẫn từ Liên Xô. Mỹ cũng đứng về phía Israel trong xung đột giữa IsraelPalestine (trong khi Liên Xô ủng hộ Palestine).

Mỹ hỗ trợ các nhóm phiến loạn người Kurd có ý định lật đổ chính quyền thân Liên Xô của Iraq. Tuy vậy những người Kurd đã thất bại trước quân đội chính phủ Iraq vào năm 1975.

Nội chiến Lào kết thúc tháng 12 năm 1975.

Cuộc xâm nhập Campuchia tấn công vào miền Đông Campuchia vào năm 1970 của quân đội Hoa Kỳ.

Châu Phi

Xem thêm thông tin: Nội chiến Angola
Xem thêm thông tin: Chiến tranh Ogaden

Cuộc Cách mạng Bồ Đào Nha năm 1974 đã lật đổ nhà độc tài Estado Novo, tạo điều kiện cho các thuộc địa của Bồ Đào Nha tại châu PhiAngolaMozambique giành độc lập không lâu sau đó. Sau khi giành độc lập, Angola lâm vào một cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài hai thập kỷ giữa một bên là lực lượng MPLA (Phong trào nhân dân Giải phóng Angola) được khối xã hội chủ nghĩa (đặc biệt là Liên Xô và Cuba) ủng hộ, và một bên là Liên minh Quốc gia vì sự độc lập toàn vẹn của Angola (UNITA) được Mỹ ủng hộ. Ngoài ra còn một phe thứ ba nữa là Mặt trận Dân tộc Giải phóng Angola (FNLA) có vai trò không đáng kể trong cuộc nội chiến. Tất cả các lực lượng nước ngoài rút khỏi Angola vào năm 1989. Đến năm 2002, cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi dành cho MPLA.

Ethiopia, vị hoàng đế thân Mỹ Haile Selassie bị lật đổ bởi những người cộng sản do Mengistu Haile Mariam cầm đầu. Mengistu trở thành Tổng thống của nước Cộng hòa Nhân dân Ethiopia. Trong 2 năm 1977-1978, Mengistu củng cố quyền lực của mình bằng việc đàn áp tàn bạo các nhóm đối lập và những người chống đối chính quyền, gây nên cái chết của khoảng 500.000 người [100][101]. Tháng 7 năm 1977, Somali bất ngờ đem quân tấn công Ethiopia. Liên Xô phản đối hành động xâm chiếm và ngừng ủng hộ Somalia, chuyển qua bắt đầu ủng hộ Ethiopia, ngược lại Hoa Kỳ quay sang ủng hộ Somalia. Cuộc xung đột này còn được biết tới với cái tên Chiến tranh Ogaden. Chiến sự kết thúc khi Quân đội Somalia rút lui về bên kia biên giới và tuyên bố một thỏa thuận đình chiến.Đến năm 1990, Mengistu tuyên bố ông ta từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, và bắt đầu tiến hành mở cửa nền kinh tế. Tuy nhiên, tháng 5 năm 1991, mặt trận dân chủ nhân dân Ethiopia (EPRDF) lật đổ Mengistu, ông ta sau đó phải tị nạn tại Zimbabwe.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Lạnh http://archives.cbc.ca/IDD-1-71-274/conflict_war/c... http://www.moreorless.au.com/killers/ceausescu.htm... http://www.bookofhorriblethings.com/ http://www.brill.com/legacy-nuremberg-civilising-i... http://www.britannica.com/eb/article-32981 http://www.cnn.com/SPECIALS/cold.war/ http://www.conelrad.com/ http://www.emadbaghi.com/en/archives/000592.php#mo... http://books.google.com/books?id=SvSZHgAACAAJ&dq=D... http://books.google.com/books?id=WDgBBzWQ2DAC&pg=P...